CHẨN ĐOÁN ĐIẾC

Man in suit cupping his ear with his hand, senior

Người già thường hay giấu kín chứng điếc của họ, cảm thấy xấu hổ vì nó và thường xem nó tương đương với tuổi già.

BS. PHAN HỮU PHƯỚC – GIÁM ĐỐC PHÒNG KHÁM LÃO KHOA MEDVIE

(Tiếp theo kỳ trước)

Tầm soát điếc thường được đề nghị cho tất cả các người già. Người già thường hay giấu kín chứng điếc của họ, cảm thấy xấu hổ vì nó và thường xem nó tương đương với tuổi già. Những người không có công việc làm và những người có ít mối liên hệ với xã hội có khi không nhận ra được bệnh điếc của mình trong những trường hợp điếc nhẹ, và vì vậy có nhiều nguy cơ bị chấn thương và sau đó là cô lập trong xã hội.

Tầm soát có thể thực hiện ở các trung tâm cảm giác và có thể thực hiện bằng nhiều cách. Các bảng câu hỏi có thể được đưa cho chính người bệnh hoặc người thân trong gia đình, những người hay tiếp xúc gần gũi. Thử xét nghiệm thì tốt hơn nhờ sử dụng các dụng cụ đã được định chuẩn.

Biết được các tính chất của điếc sẽ giúp hướng dẫn lượng giá và giúp BS lựa chọn phương pháp điều trị đúng hơn. Thính lực đồ nên được làm lúc khởi đầu, khi bệnh diễn tiến và cùng với mức độ trầm trọng của bệnh. Ù tai thường đi kèm với điếc do tuổi già. Điếc 1 bên, không đối xứng hoặc lúc có lúc không thì không phải là đặc điểm của điếc do tuổi già. Khám thực thể thì thường không phát hiện được gì, ngoại trừ khi ráy tai là nguyên nhân của điếc.

Khi có nghi ngờ bị điếc, phải đến khám chuyên khoa TMH hoặc “tai học”. Để chẩn đoán, tối thiểu phải có khám lần sau, làm thính đồ toàn bộ bao gồm đánh giá âm đơn (tiếng động với tần số đơn được tạo ra bằng điện), lời nói và màng nhĩ. Các biểu hiện bất đối xứng của thính đồ hoặc các triệu chứng sau ốc tai nên được tiếp tục bởi các thử nghiệm phản ứng nghe của cuống não và chụp cắt lớp não để loại trừ các khối u thần kinh hoặc u góc cầu tiểu não.

CÁC TEST ĐO CHỨC NẮNG THÍNH GIÁC

– Weber test: Âm thoa 512 Hz đặt ở giữa đường ở trán. Người bình thường sẽ nhận được dao động đều nhau ở hai tai. Người bị điếc dẫn truyền sẽ nhận được dao động lớn hơn ở bên bị bệnh.

– Rinne test: Cần âm thoa đặt ở xương chũm và ấn đều; và sau đó âm thoa được đặt phía trước ống tai ngoài. Thông thường, âm dao động sẽ được nghe lớn hơn ở ống tai ngoài (không khí dẫn truyền âm thanh lớn hơn xương). Nếu ngược lại thì là điếc dẫn truyền.

– Thính đồ toàn bộ: Đánh giá âm đơn và người tiếp nhận lời nói và màng nhĩ đồ. Nguồn đối với âm đơn ở khoảng cách 1 hoặc 1/2 octave thì đạt được tần số từ 250 – 8000Hz. Các xét nghiệm được thực hiện bởi cả bằng dẫn truyền không khí hoặc dẫn truyền qua xương (đường âm thoa đặt ở xương chũm)

– Ngưỡng tiếp nhận ngôn ngữ: Được xác định như là mức độ mà người bệnh có thể nhận ra đúng 50 % các từ đôi có dấu nhấn tương đương (ví dụ cowboy). Người tiếp nhận lời nói nên ở khoảng 10 dB của trung bình âm đơn.

ĐIỀU TRỊ ĐIẾC:

Khuếch đại âm thanh là chiến lược điều trị tốt nhất nếu bệnh điếc không thể điều trị được bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Điếc tiếp nhận thì không phải là không có lợi ích khi dùng máy trợ thính.

Một thử nghiệm có dạng thính đồ dốc xuống rõ, giảm trầm trọng khả năng phân biệt lời nói hoặc có sự khác biệt giữa ngưỡng nhạy cảm và ngưỡng thấy khó chịu có thể khó thích nghi với các thiết bị khuếch âm. Tuy nhiên, không có yếu tố nào trong bệnh sử, khám thực thể, hoặc do thính đồ có thể dự đoán chính xác 1 người bệnh điếc ở người già có thể tái hội nhập bằng cách trợ thính hay không? Các yếu tố có thể đóng góp vào sự thành công trong việc trợ thính bao gồm ý muốn của người bệnh muốn giao tiếp, và đặc điểm của thính đồ. Kinh nghiệm của chuyên viên về tai trong việc phối hợp với bệnh nhân lớn tuổi và xử lý các giới hạn về thể chất cũng như tâm lý có lẽ là yếu tố quan trọng giúp cho thành công trong việc trợ thính cho người bệnh.

– Tăng cường độ âm thanh lúc nói chuyện: nói lớn hơn bình thường là cách giao tiếp hiệu quả nhất khi các tiếng ồn trong môi trường không có hoặc giảm tối thiểu. Người trò chuyện với người điếc phải đảm bảo rằng gương mặt của mình minh họa tốt cho lời nói và người nghe phải chú ý. Tối ưu nhất là người nói phải cách người nghe khoảng 1 mét, môi và sự biểu cảm của khuôn mặt phải được nhìn thấy nói chậm và rõ ràng. La to không cần thiết và có thể làm khả năng phân biệt âm thanh của người bệnh tệ hơn. Nếu người bệnh không hiểu 1 câu nào, nên lập lại cả câu đó hơn là lập lại từng chữ một.

CÁC THIẾT BỊ TRỢ THÍNH:

Các thiết bị này giúp cho bệnh nhân điếc khắc phục các trở ngại khi dùng điện thoại, truyền hình, radio hoặc nói chuyện trước đám đông. Thiết bị khuếch đại điện thoại có thể mang bên mình hoặc không, giúp khuếch đại tín hiệu gọi đến bằng tiếng chuông reo lớn hơn hoặc đèn chớp sáng. Một số thiết bị khác có thể khuếch đại các tín hiệu truyền hình và radio đủ để cho người bệnh điếc nghe trong khi các thành viên khác trong gia đình vẫn nghe mức bình thường. truyền hình cáp hữu ích hơn cho những người mắt còn tốt mà thính lực không đủ để nghe các tín hiệu khuếch đại.

Đối với các giao tiếp trong nhóm nhỏ, các thiết bị tương đối rẻ bao gồm 1 micro có thể mang bên mình, 1 máy khuếch đại và bộ nghe đeo ở tai có thể được dùng. Đối với giao tiếp đám đông (ví dụ hội nghị ở sảnh đường lớn hoặc nhà thờ), nên có các hệ thống khuếch đại âm thanh không dây dùng tia hồng ngoại và người bệnh có thể mượn một bộ phận nhận truyền âm thanh này.